Mô hình OEM ODM OBM là gì?

Trong kinh doanh, chúng ta rất thường gặp phải những khái niệm như OEM, ODM, OBM… nhưng chưa thật sự hiểu được nó là gì? Trong bài viết hôm nay, hãy cùng VẠN TRƯỜNG THỊNH tìm hiểu chi tiết nhé. 

1. OEM là gì?

OEM là gì?

OEM là viết tắt của cụm từ Original Equipment Manufacturing (tạm dịch: sản xuất thiết bị gốc)

OEM thường được dùng để chỉ các công ty, công xưởng thực hiện các công việc sản xuất theo thiết kế, thông số kỹ thuật được đặt trước và bán sản phẩm cho khác (chịu trách nhiệm phân phối). Một cách dễ hiểu hơn, công ty OEM sẽ sản xuất “hộ” cho công ty khác. Sản phẩm được đưa ra thị trường dưới thương hiệu của công ty đặt làm sản phẩm.

Ví dụ: Một công ty A đến công ty B để gia công sản phẩm là nước ép trái cây. Công ty B có nhiệm vụ sản xuất theo công thức, thiết kế có sẵn của công ty A và công ty A chịu trách nhiệm phân phối sản phẩm ra thị trường.

2. ODM là gì?

 ODM là gì?

ODM là viết tắt của Original Design Manufacturing (tạm dịch: sản xuất “thiết kế” gốc).

ODM là khái niệm để chỉ các công ty, công xưởng đảm nhiệm việc thiết kế, xây dựng các sản phẩm theo yêu cầu. Nếu bạn gặp khó khăn và hạn chế trong việc thiết kế sản phẩm thì các công ty ODM sẽ giúp bạn biến các ý tưởng thành một thiết kế thực sự.

Ví dụ: Có một công ty có ý tưởng cho ra đời một sản phẩm tuyệt vời nào đấy, họ đã nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường và đánh giá sản phẩm sẽ thành công khi ra mắt. Nhưng họ không thực sự biết cách thiết kế nó hoặc không có khả năng sản xuất để chế tạo ra nó. Chính vì thế, họ chuyển sang một ODM thiết kế sản phẩm thực tế và sản xuất nó, để khi ra sản phẩm thực thụ, họ sẽ dùng các chiến lược marketing để tung nó ra thị trường.

3. OBM là gì?

Ngoài 2 khái niệm trên, trong sản xuất công nghiệp còn có khái niệm OBM – Original Brand Manufacturer, dịch sang tiếng Việt là “nhà sản xuất thương hiệu gốc”. Đây là khái niệm chỉ các công ty không tham gia vào quá trình thiết kế hay sản xuất mà chỉ phát triển thương hiệu. Các công ty đó thu mua lại sản phẩm được chế tác hoàn toàn bởi công ty khác và chỉ việc đóng thương hiệu của mình lên đó để làm tăng giá trị cho sản phẩm.

4. Ưu điểm OEM, ODM

Ưu điểm OEM, ODM

Đối với doanh nghiệp không có nhiều kinh nghiệm trong ngành, dịch vụ ODM và OEM là lựa chọn tốt nhất vì tránh được những phát sinh rủi ro.

Siêu tiết kiệm chi phí và thời gian, thay vì đầu tư nhà xưởng máy móc, nhân công…hết vài chục tỉ thì thuê công ty OEM, ODM chỉ mất vài trăm triệu để cho ra sản phẩm, chính vì thế gia công là lựa chọn hữu ích nhất.

Trên đây, VẠN TRƯỜNG THỊNH đã giải thích cho bạn về khái niệm của OEM, ODM và OBM, nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc gì hãy liên hệ với VẠN TRƯỜNG THỊNH để được hỗ trợ cụ thể nhé.

>>>Bài viết liên quan:

      ⇒ Top 5 lý do nên nhập hàng Trung Quốc trên Taobao/1688/Tmall về bán

      ⇒ Trọn bộ mẫu câu tiếng Trung chat với shop Trung Quốc đầy đủ nhất

      ⇒  Mách người mới cách đánh giá độ uy tín shop trên Taobao

      ⇒  5 tiêu chí đánh giá độ uy tín shop 1688

      ⇒  Hướng dẫn lấy mã giảm giá trên Taobao máy tính, điện thoại

      ⇒  Hướng dẫn đăng ký tài khoản Taobao/1688/Tmall trên máy tính

     ⇒  Hướng dẫn tìm nguồn hàng giá rẻ uy tín 1688 trên máy tính, điện thoại

 HOTLINE: 0886 188 999

VẠN TRƯỜNG THỊNH - Tòa S202 Vinhomes Smart City, Tây Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Fanpage: VẠN TRƯỜNG THỊNH - VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA TRUNG VIỆT

ZALO: 0886 188 999

 

 Kho VẠN TRƯỜNG THỊNH tại Thanh Hóa: 08/05 ngõ Đồng Lực, đường Hàn Thuyên,

Phường Ba Đình, thành phố Thanh Hóa. 

HOTLINE: 0915901098